TL số 36 - Phương Pháp Sửa Chữa Hư Hỏng Lớp Bê Tông Trên Bề Mặt Cầu Cảng
TL số 36 - Phương Pháp Sửa Chữa Hư Hỏng Lớp Bê Tông Trên Bề Mặt Cầu Cảng - sửa chữa bê tông,hư hỏng cầu cảng
Phú Bắc14/10/2023561 Lượt xem
Sau một thời gian sử dụng, trên bản mặt cầu cảng xuất hiện một số vị trí bong tróc, nguyên nhân chủ yếu là do thanh thép chịu lực bị ăn mòn (hình 1), bị ảnh hưởng bởi môi trường: độ ẩm, muối, phân bón...
Cách sửa chữa truyền thống là đục bỏ lớp bê tông bị hư hỏng, thêm 1 lớp thép và đổ một lớp bê tông mới – hình 1 và hình 2, sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, lớp bê tông mới này lại hư hỏng như cũ, trước khi bị bong tróc trở lại, kết quả khoan mẫu của chúng tôi cho thấy có sự tách lớp giữa lớp bê tông sửa chữa và lớp bê tông sàn (giữa lớp mới và lớp cũ) – xem hình 3.
Nguyên nhân của sự tách lớp bê tông cũ và mới:
Hình 1: Hiện trạng hư hỏng và chuẩn bị đổ lớp bê tông truyền thống để sửa chữa
Cách sửa chữa truyền thống là đục bỏ lớp bê tông bị hư hỏng, thêm 1 lớp thép và đổ một lớp bê tông mới – hình 1 và hình 2, sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, lớp bê tông mới này lại hư hỏng như cũ, trước khi bị bong tróc trở lại, kết quả khoan mẫu của chúng tôi cho thấy có sự tách lớp giữa lớp bê tông sửa chữa và lớp bê tông sàn (giữa lớp mới và lớp cũ) – xem hình 3.
Hình 2: Mặt cắt sửa chữa
Hình 3: Hiện tượng cắt lớp sau khi sử dụng bê tông truyền thống để sửa chữa
Nguyên nhân của sự tách lớp bê tông cũ và mới:
- Chuẩn bị mặt bê tông nền kém, hình số 1 cho thấy vẫn để nguyên thép rỉ rồi đổ bê tông chùm lên
- Lớp bê tông sửa chữa (bê tông mới) có độ cố kết kém
- Ứng suất kéo vượt quá mức đối với lớp bê tông sửa
- Ứng suất cắt tại bề mặt tiếp xúc vượt quá mức
- Thép chịu lực bị ăn mòn - không có hóa chất chống ăn mòn
- Phải cho xe lưu thông sớm, khi cường độ chịu lực của bê tông còn yếu
- Tải trọng động rất lớn hoạt động trên bề mặt cầu cảng