TL số 39 - ĂN MÒN CHÂN CỘT ,CHÂN TƯỜNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
TL số 39 - ĂN MÒN CHÂN CỘT ,CHÂN TƯỜNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA - Nứt bê tông,Rò rỉ nước đập thủy điện,Xử lý thép bị gỉ trong bê tông,Gia cố kết cấu bê tông bằng FRP,Gia cố kết cấu,Xử lý thép gỉ,Ăn mòn cốt thép
Phú Bắc14/10/2023384 Lượt xem
TÀI LIỆU SỒ : 39 NGÀY 14/03/2023 KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP ĂN MÒN CHÂN CỘT VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Tác giả : VŨ QUANG HOÀI |
KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
ĂN MÒN CHÂN CỘT ,CHÂN TƯỜNG
VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Những năm gần đây một số nhà chung cư có hiện tượng thép chân cột bê tông tường tầng hầm bị rỉ , mặc dù các công trình này mới xây được 5 – 7 năm và ở xa vùng biển ( không bị ảnh hưởng bởi clorua từ biển ) , gây thiệt hại lớn cho các chủ nhà , vì họ đã mua chúng nhưng thời gian sử dụng công trình sẽ không dài như các công trình có chất lượng tốt hơn , xem hình 1,2
Hình 1 : Chân cột tầng hầm sau 5 năm , nhà chung cư 5 tầng |
Hình 2 : Chân cột tầng hầm sau 5 năm , chung cư 15 tầng |
NGUYÊN NHÂN
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên như sau :
- Mạch dừng thi công tại sàn kết hợp với lớp hoàn thiện nền chứa nước – hình 3
- Thông thường mạch dừng thi công cột ở tại giao giữa cột và bề mặt sàn , mạch dừng này có khe hở , nước có thể thấm thép vào sau một thời gian ngắn sử dụng
- Hoàn thiệt bề mặt thông thường là lớp gạch lót trên lớp vữa hoặc lớp BTCT hoàn thiện bề mặt , chính lớp vữa này hoặc bê tông là nơi chứa nước , nguồn nước này có thể do mưa hắt vào , có thể do rửa xe , rửa nền tại các tầng hầm .
- Chất lượng thi công bê tông chân cột kém – hình 4 :
- Chân các cột tường dẫn gặp phải hiện tượng rỗ , rỗng do chất lượng đóng cốp pha không kín kết hợp bê tông có độ sụt lớn
- Tại các vị trí bê tông rỗng do mất hết nước xi măng , không tạo được lớp Passive bảo vệ cốt thép , nước và ô xy thâm nhập đến bề mặt thép , phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra , thép bị ăn mòn
Hình 3 : Nứt chân cột tầng 5 , nước mưa hắt vào hành lang | Hình 4 : chất lượng thi công chân cột |
CÁCH NGĂN CHẶN
- Chặn nước mưa xâm nhập vào chân cột bằng cách lắp các tấm kính – hình 5
- Bơm epoxy vào mạch dừng chân cột – hình 6
- Chống thấm chân cột
- Không lót lớp gạch nền hoặc lớp bê tông cốt thép hoàn thiện bề mặt – nơi chứa nước
- Sửa rỗ bê tông
Hình 5 : gắn tấm kính hành lang chắn nước mưa |
Hình 6 : bơm epoxy vào mạch dừng tường |
KẾT LUẬN
Bệnh ăn mòn nêu trên tập trung nhiều ở chân cột tầng hầm , nơi có lớp chứa nước , hiện tượng ăn mòn điện hóa sẽ xảy ra khi nước vào đến thép thông qua mạch dừng thi công, chúng làm giảm thời gian sử dụng tòa nhà nếu không sửa chữa kịp thời .
Số liệu và hình ảnh trình bày ở trên được chúng tôi lấy từ công trình thực tế sau nhiều năm tham gia kiểm định và sửa chữa .
Bệnh ăn mòn cũng giống như bệnh ung thư ( âm thầm từ bên trong và di căn ) . Rất mong bên tham gia xây dựng công trình ; chủ đầu tư , giám sát , thiết kế , thi công ,hiểu bản chất vấn đề , để từ đó có biện pháp bảo trì , sửa chữa trong khi sử dụng cũng như ngăn chặn trước khi thi công .
Tác giả KS Vũ Quang Hoài CP1- NACE - Hoa Kỳ MIcorr - Anh Quốc |
Tài liệu tham khảo
- TCVN 9343: 2012 - Kết cấu bê tông cốt thép - Hướng dẫn bảo trì
- ACI 546R-04 - Hướng dẫn sửa chữa bê tông
- EN 1504 – Phương pháp sửa chữa kết cấu BTCT